Phục hình tháo lắp hay hàm giả được dùng để thay thế cho những răng mất xen kẽ hay mất toàn bộ răng và những mô nướu liên quan. Hàm giả gồm có phần nền bằng nhựa Acrylic hoặc bằng khung hợp kim và phần răng bằng nhựa hoặc sứ. Ngoài ra Hàm giả còn giúp nâng đỡ cơ môi, má, tránh nếp nhăn quanh miệng, giảm hóp má giúp nụ cười luôn tươi trẻ, tự nhiên.
Các phục hình răng giả tháo lắp là các loại răng giả có thể tháo ra lắp vào bất cứ lúc nào. Hàm tháo lắp có hai loại là:
Hàm tháo lắp bán phần: Các răng giả thay thế 1 hay một số răng mất, lấp đầy các khoảng mất răng giúp ăn nhai tốt hơn và ngăn ngừa sự di chuyển các răng lân cận.
Hàm tháo lắp toàn phần (toàn hàm): sử dụng trong trường hợp mất hết các răng thật.
CÁC LOẠI HÀM THÁO LẮP BÁN PHẦN PHỔ BIẾN:
1. Hàm giả tháo lắp nhựa (răng có thể là sứ hay răng nhựa)
- Các răng được đúc sẵn bằng nhựa hay bằng sứ và Kỹ Thuật Viên chỉ việc chọn bộ răng đúng kích cỡ và xếp vào đúng vị trí.
- Qui trình làm tương đối đơn giản.
- Giá thành rẻ do ít cần đầu tư máy móc thiết bị.
- Sau một thời gian sử dụng có thể bị ngấm dịch miệng và có mùi hôi.
- Khi ăn nhai nhiều có thể làm cấn đau nướu.
2. Hàm khung (răng có thể là răng nhựa hay răng sứ)
- Giống như hàm nhựa nhưng nền hàm là khung kim loại. Kim loại làm khung là Ni -cr hoặc Titan.
- Răng sẽ được gắn lên hàm khung là răng nhựa hoặc sứ.
- Ăn nhai vững chắc và nhẹ nhàng hơn hàm nhựa.
3. Khung liên kết Attachment: là dạng hàm khung nhưng được kết hợp với những liên kết làm cho hàm ổn định hơn.
- Hàm tháo lắp bán cố định - kết hợp Attachment có qui trình làm phức tạp hơn răng tháo lắp nhựa và cần phối hợp lâm sàng tốt.
- Thông thường được thực hiện gắn dạng bản lề (âm dương) với một phục hình cố định.
- Ăn nhai có cảm giác chắc chắn hơn.
- Giá thành cao hơn răng tháo lắp nhựa.
( 27-06-2018 - 07:03 PM ) - Lượt xem: 794